Kết quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kết quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tỉnh uỷ Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung, hình thức phong phú, sáng tạo. Từ đó giúp cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Đồng thời nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội; các cấp ủy Đảng cũng nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cùng với đó, việc triển khai thực hiện các hoạt động theo kết luận của Tổng bí thư đã thúc đẩy trên địa bàn công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển đất nước. Qua đó giúp phát huy những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến tạo động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đơn vị

Việc xây dựng môi trường văn hóa được chú trọng thực hiện với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú gắn với thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Những giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc đã được giữ gìn và phát huy, các hủ tục lạc hậu từng bước được xóa bỏ; góp phần xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập gắn với giữ gìn, phát huy giá trị thuần phong, mỹ tục và các hệ giá trị: quốc gia, văn hóa, gia đình, con người Việt Nam

Công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản, di tích lịch sử - văn hóa; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại được chú trọng. Trong đó, có công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thông tin đối ngoại; văn hóa Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng, đặc biệt là hai di sản văn hóa của tỉnh Phú Thọ được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”. Tuyên truyền, giới thiệu về những giá trị truyền thống lịch sử của vùng đất cội nguồn dân tộc, về thành tựu của địa phương, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trong thành tựu chung của Đảng bộ tỉnh đến với các địa phương trong nước, quốc tế và ngược lại; thu hút các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và du khách trong nước đến với Phú Thọ. Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, mở rộng giao lưu với các nước bạn thông qua dịp giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, các hoạt động kinh tế - xã hội, đối ngoại do tỉnh tổ chức…

Một trong những kết quả quan trọng của tỉnh trong quá trình thực hiện Kết luận của Tổng bí thư là phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể hưởng thụ văn hóa của Nhân dân; tôn trọng, bảo vệ sự đa dạng của văn hóa của các dân tộc, vùng miền; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của Nhân dân. Các đề tài, dự án khoa học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được nghiên cứu, nhiều lễ hội truyền thống, diễn xướng dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số được khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng. Qua đó, đáp ứng nhu cầu văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng nhân dân, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc.

Tỉnh cũng chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ. Hằng năm cấp tỉnh, cấp huyện đã tăng cường công tác tập huấn chuyên môn cho các cán bộ làm công tác văn hóa và cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo dài hạn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Quan tâm phát triển văn học nghệ thuật, xây dựng phát triển đội ngũ tri thức và các văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật phục vụ nhu cầu của nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và bảo tồn văn hóa truyền thống vùng Đất Tổ.

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa; xây dựng, hoàn thiện thể chế; đầu tư các nguồn lực cho văn hóa được tăng cường. Tỉnh đã tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa phù hợp với điều kiện mới. Ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan tới phát triển văn hóa, con người. Phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá, công tác quy hoạch đất và xây dựng các thiết chế văn hoá thể thao từ tỉnh đến cơ sở đã được quan tâm, chú trọng đầu tư. Tổng mức đầu tư của tỉnh cho phát triển văn hóa so với mức tăng trưởng kinh tế ngày càng được nâng cao.

Trong xây dựng văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng đưa nội dung xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng hằng năm. Các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sáng để thực hiện tốt nhiệm vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, chú trọng chỉ đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trên cơ sở ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững.

Đối với nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa số, cấp ủy, chính quyền đã tập trung đưa ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, nhằm tiến đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ được nêu trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và ý kiến chỉ đạo, kết luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số; các nội dung cơ bản về chuyển đổi số, tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu, tác động và sự cần thiết của chuyển đổi số, chính quyền số, công nghệ số đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 - 2015.

B.T

Lượt xem: 582
Nguồn:Baophutho.vn Sao chép liên kết
Bản đồ các KCN tỉnh Phú Thọ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 709
Hôm qua : 1.181