Vấn đề phát triển nhà ở các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Phát triển nhà ở xã hội là một trong những vấn đề quan trọng giúp người lao động có thể yên tâm sản xuất trong các doanh nghiệp tại  các khu công nghiệpđể hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Những năm qua Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội. Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia với một trong các mục tiêu khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở; Tiếp đó, chủ trương phát triển nhà ở xã hội được luật hóa thông qua Luật Nhà ở (năm 2014) và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội với các quy định cụ thể về hỗ trợ, ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng cho các tổ chức, nước ngoài tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội; Ngày 25/1/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhiều văn bản hướng dẫn khác liên quan đến nhà ở xã hội; Gần đây nhất ngày 01/4/2021 Chính phủ ban hànhNghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 trong đó quy định cụ thể quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp trong các giai đoạn (khi lập, phê duyệt quy hoạch và đối với các khu công nghiệp đã hình thành); quy định về ưu đãi hỗ trợ đối với các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; quy định về nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội,… Với các chủ trương, chính sách về phát triển nhà đã được thay đổi như vậy nhưng không có nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư do một số nguyên nhân: Hạn chế, khó khăn trong các thủ tục thực hiện, thời gian chuẩn bị, khó khăn trong giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận tối đa là 10% cộng với việc giá đất, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng;Nguồn vốn ngân sách tỉnh còn hạn hẹp dẫn đến không bố trí được vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bồi thường giải phóng mặt bằng theo chính sách ưu đãi chung để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án nhà ở xã hội; Vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả thấp nên rất ít nhà đầu tư quan tâm đầu tư, kinh doanh dự án khu nhà ở công nhân.

Nhìn tổng thể, cả nước hiện chỉ có 214 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân với quy mô sử dụng đất khoảng 600ha (trong đó đã hoàn thành 116 dự án với diện tích đất hơn 250ha). Như vậy, mới chỉ có khoảng 41% diện tích đất được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Riêng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đến nay, cả nước có 2.580.000m2, đủ bố trí cho khoảng 330 nghìn người lao động.

Đối với tỉnh Phú Thọ có 4 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đã phê duyệt quy hoạch là 1.341,29ha với tổng số lao động khoảng 45.000 người. Đến nay có 5 dự án nhà ở xã hội cho công nhân và dự án xây dựng thiết chế công đoàn với tổng diện tích quy hoạch được duyệt là 20,37ha, trong đó đã  thực hiện được 3 dự án xây dựng nhà ở xã hội diện tích 9,2ha với tổng diện tích sàn 70.572m2 đáp ứng được nhu cầu nhà ở tối đa cho khoảng 2.000 người lao động chưa thể đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho cho hàng chục nghìn người lao động trong các khu công nghiệp.

Trong thời gian tới để giải quyết vấn đề nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp đang ngày càng cấp thiết cần thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, các cơ quan chức năng cần ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư đủ năng lực tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN(miễn tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn tín dụng ưu đãi; được hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật..); Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn để triển khai các dự án; Tiếp tụcrà soát tổng thể các dự án để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch nhà ở xã hội cho phù hợp tình hình thực tế.

Thứ hai, UBND tỉnh bố trí đầy đủ  quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản cho xây dựng nhà ở và các công trình công cộng vì lợi ích cộng đồng. Trên cơ sở đảm bảo gắn kết hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp và hạ tầng xã hội bên ngoài khu công nghiệp như giao thông, giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa cộng đồng.

 Thứ ba, cho phép thành lập quỹ nhà ở cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp nhằm hỗ trợ tiền thuê, mua nhà cho người lao động trong khu công nghiệp. Quỹ này được hình thành trên cơ sở đóng góp từ doanh nghiệp và ngân sách địa phương.

Đảm bảo đời sống cho người lao động đặc biệt là giải quyết vấn đề nhà ở là một hướng đầu tư hiệu quả, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài giúp người lao động “an cư lạc nghiệp” và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội ổn định.  

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Môi trường

Lượt xem: 1.243
Nguồn:Phòng Kế hoạch và Môi trường Sao chép liên kết
Bản đồ các KCN tỉnh Phú Thọ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 102
Hôm qua : 1.181