• :
  • :
Trang thông tin điện tử Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ - Đường dây nóng: 0210.3843021

MÔ HÌNH, TIÊU CHÍ KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động công sinh công nghiệp.

Mô hình khu công nghiệp sinh thái là việc tạo ra các khu công nghiệp hiệu quả hơn về tài nguyên và chi phí, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và doanh nghiệp trong chuỗi ngành hàng, tăng tính cạnh tranh và khả năng chống chịu rủi ro. Tại khu công nghiệp  sinh thái, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ sử dụng chung hạ tầng và dịch vụ, tìm kiếm cơ hội nâng cao hiệu quả môi trường, kinh tế và xã hội thông qua việc hợp tác để tối ưu hóa các yếu tố và quá trình sản xuất và thực hiện cộng sinh công nghiệp. Theo đó đầu ra hoặc chất thải, sản phẩm phụ của doanh nghiệp này là đầu vào cho doanh nghiệp khác với mô hình sản xuất khác. Mô hình khu công nghiệp sinh thái cũng tích hợp tất cả các vấn đề xã hội và kinh tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch tổng thể khu công nghiệp, tạo điều kiện cho các ngành nghề trong khu công nghiệp kết hợp và tương hỗ lẫn nhau, tạo thành các mạng lưới cộng sinh công nghiệp. Đây là giải pháp hiệu quả để xây dựng khu công nghiệp bền vững, loại bỏ chất thải và giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái đòi hỏi nhiều chi phí hơn so với các khu công nghiệp truyền thống, do quy định xây dựng khu công nghiệp sinh thái phải đáp ứng đủ các nhóm tiêu chí đối với từng đối tượng như:

(1) Đối với nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

- Tuân thủ quy định của pháp luật về: đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp  sinh thái.

- Bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật bao gồm: dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện; nước; thông tin, phòng cháy, chữa cháy; xử lý nước thải; các dịch vụ hạ tầng thiết yếu khác) và các dịch vụ có liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp  thực hiện cộng sinh công nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giám sát đầu vào và đầu ra về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp; lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn và giám sát phát thải của khu công nghiệp , báo cáo Ban Quản lý các KCN, KKT.

- Hằng năm, công bố báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh gửi Ban Quản lý KCN, KKT và đăng trên website của doanh nghiệp.

(2) Đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp :

- Thực hiện ít nhất 01 cộng sinh công nghiệp và các doanh nghiệp tham gia cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp  áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp.

- Tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn đạt kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và giảm phát thải ra môi trường.

(3) Đối với các KCN

Tỷ lệ tối thiểu tổng diện tích cây xanh, giao thông, các khu kỹ thuật và hạ tầng xã hội dùng chung trong KCN đạt 25% trong quy hoạch xây dựng KCN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

- Có giải pháp đảm bảo nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.

(3) Đối với với các khu công nghiệp

- Tỷ lệ tối thiểu tổng diện tích cây xanh, giao thông, các khu kỹ thuật và hạ tầng xã hội dùng chung trong KCN đạt 25% trong quy hoạch xây dựng KCN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

 - Có giải pháp đảm bảo nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.

Chính sách ưu đãi đối với khu công nghiệp sinh thái: được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ, nhà tài trợ trong nước và quốc tế; được cấp tín dụng xanh tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan; phát hành trái phiếu xanh theo quy định của luật phát hành trái phiếu, pháp luật về bảo vệ moi trường để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sinh thái; được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan nhà nước tổ chức, quản lý;  được đưa vào danh mục dự án thu hút đầu tư.

Khu công nghiệp sinh thái mang lại lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, vượt ra ngoài khuôn khổ kinh doanh truyền thống, hướng tới những lợi ích lớn hơn thông qua cải tạo chất lượng môi trường, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh.

 

Nguồn: Phòng Kế hoạch và môi trường

Lượt xem: 1.267
Nguồn:Phòng Kế hoạch và Môi trường Sao chép liên kết
Tin tiêu điểm
Bản đồ các KCN tỉnh Phú Thọ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 192
Hôm qua : 492