Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2021/QĐ-TTg quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 06/10/2021.

Nhiều ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với doanh nghiệp - Ảnh minh họa

1. Các chính sách ưu đãi đầu tư mới đáng chú ý được nêu trong Quyết định số 29/2021/QĐ-TTg


Trên thực tế, cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt đã được quy định tại khoản 2, Điều 20, Luật Đầu tư. Quyết định 29/2021/QĐ-TTg là văn bản cụ thể hóa từng mức ưu đãi, thời gian và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt.

Theo đó, chính sách sẽ đưa ra 3 mức ưu đãi được áp dụng cho các dự án đầu tư, tùy vào khả năng đáp ứng các tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, giá trị gia tăng, có doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi.

Ngoài ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện đặt ra, còn được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 18-20 năm, giảm 55-75% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong suốt vòng đời dự án.

Đây có thể coi là mức ưu đãi “khủng”, bởi thực tế, theo các quy định hiện hành, mức ưu đãi cao nhất mà các dự án đầu tư được hưởng là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Không chỉ là ưu đãi lớn, đáng chú ý là, Quyết định 29/2021/QĐ-TTg cũng đã đưa ra các tiêu chí minh bạch, rõ ràng về mức độ chuyển giao công nghệ, đầu tư cho R&D, tạo giá trị gia tăng, có doanh nghiệp tham gia chuỗi, đồng thời phân thành 3 mức độ khác nhau với các tiêu chí cụ thể. Điều này, cho thấy quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là dành các ưu đãi cao hơn cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, có sức lan tỏa lớn.

 

Quyết định 29/2021/QĐ-TTg, có thể nói, là một bước đột phá về cơ chế ưu đãi đầu tư không tràn lan, cào bằng của Việt Nam. Thêm nữa, các quy định tại Quyết định cũng cho thấy yếu tố “hậu kiểm” được quan tâm hàng đầu. Nếu nhà đầu tư không đáp ứng được các tiêu chí đặt ra, thì hoàn toàn có thể bị “cắt” ưu đãi.


2. Hy vọng thu hút vốn từ những nhà đầu tư lớn


Cách đây ít tháng, khi Dự thảo Quyết định về ưu đãi đầu tư được đưa ra lấy ý kiến công luận, không ít quan điểm cho rằng, các tiêu chí được đưa ra là khá khó, khiến không phải nhà đầu tư nào cũng đáp ứng được.

Chẳng hạn, với tiêu chí tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, mức 1 được quy định là 30-40%; mức 2 là trên 40% doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi và thực hiện các hợp đồng lắp ráp, cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu, dịch vụ để sản xuất sản phẩm. Tương ứng với đó, tỷ lệ giá thành sản phẩm được tạo ra bởi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị là 30% và 40%.

Hay tiêu chí về chuyển giao công nghệ, mức 1 là chuyển giao công nghệ cho 3 doanh nghiệp Việt; mức 2 là chuyển giao công nghệ cho 3 doanh nghiệp Việt Nam trở lên trong 5 năm kể từ thời điểm chứng nhận đầu tư cho dự án.

Đây là hai tiêu chí quan trọng mà các dự án đầu tư cần đáp ứng, nếu muốn được hưởng ưu đãi đầu tư ở mức 2 và mức 3.


3. Đánh giá về Chính sách ưu đãi đầu tư được nêu trong Quyết định số 29/2021/QĐ-TTg


Có thể nói, Quyết định 29/2021 là một văn bản quy định khá chi tiết về chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các dự án đầu tư. Điều này tạo sự rõ ràng trong cơ chế ưu đãi phù hợp cho từng nhóm ngành đầu tư với quy mô khác nhau và hàm lượng công nghệ khác nhau. Điều này sẽ cảm nhận tốt hơn đối với những nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.

Đồng thời, Quyết định này cũng đã phần nào nêu rõ quan điểm về việc chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp nội địa. Đây là một bước đột phá nhằm giúp các ngành sản xuất trong nước tiếp cận công nghệ mới, hiện đại. Đồng thời, tạo sự công bằng giữa lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam một cách thực chất hơn.

Xem chi tiết Quyết định 29/2021/QĐ-TTg tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Lượt xem: 608
Nguồn:Phòng Quản lý Đầu tư và Xây dựng Sao chép liên kết
Tin tiêu điểm
Bản đồ các KCN tỉnh Phú Thọ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.082
Hôm qua : 1.870