• :
  • :
Trang thông tin điện tử Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ - Đường dây nóng: 0210.3843021

Bài 1: CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT TỪ GÓC NHÌN ĐẢNG BỘ CÁC KCN TỈNH

KTGS là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Đảng ta khẳng định, kiểm tra là một chức năng lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ của toàn Đảng; lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng. KTGS là “thanh bảo kiếm để chữa lành các vết thương”.

Một buổi học Nghị quyết trực tuyến tại Đảng bộ các KCN tỉnh

Gắn với thực tế tại Đảng bộ các KCN tỉnh, công tác KTGS luôn được quan tâm chú trọng, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả góp phần xây dựng Đảng bộ các KCN tỉnh trở thành Đảng bộ vững mạnh, nhiều năm liền được khen thưởng do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để có được thành tích đó, Đảng ủy, UBKT Đảng ủy luôn thẳng thắn nhìn nhận đánh giá những tồn tại trong công tác KTGS, phân tích tìm ra nguyên nhân để từ đó có các giải pháp hiệu quả trong nâng cao chất lượng công tác KTGS.

Trong đó, một số lỗi các đơn vị hay gặp trong công tác KTGS như:

Việc Đảng ủy, UBKT Đảng ủy tổ chức KTGS đến đối tượng đảng viên còn ít; nội dung KTGS chưa đa dạng, chưa quan tâm nhiều đến nội dung KTGS tổ chức đảng cấp dưới về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực mình phụ trách; công tác lưu trữ hồ sơ chưa khoa học, hồ sơ chưa đánh thứ tự các trang; UBKT Đảng ủy chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm KTGS hàng năm để tham mưu Đảng ủy thực hiện chương trình KTGS sát thực, phù hợp tình hình hoạt động thực tế từng chi bộ,...Về phía các chi bộ trực thuộc, cũng có các hạn chế: Triển khai công tác KTGS tại chi bộ còn lúng túng; năng lực, kinh nghiệm đảng viên làm công tác KTGS còn hạn chế nên chất lượng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chưa cao,...

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đến từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng gộp chung lại có thể nhìn nhận vấn đề từ bốn yếu tố cơ bản, một là cơ chế, chính sách; hai là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; ba là nhân sự và bốn là cơ chế tài chính.  

Thứ nhất, các quy định về chế độ, chính sách trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát còn tồn tại bất cập, dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất trong các tổ chức đảng. Bên cạnh đó, việc thường xuyên bổ sung các quy định mới dẫn đến việc các tổ chức cơ sở đảng đôi lúc không kịp nắm bắt chủ trương, chính sách để thực hiện.

Thứ hai là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng. Đối với Đảng bộ các KCN tỉnh, cấp ủy luôn xác định công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nòng cốt trong công tác xây dựng tổ chức đảng, nâng cao sức chiến đấu, vai trò, vị thế của cấp ủy đảng trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, nhìn rộng ra thực tế hoạt động của các tổ chức đảng hiện nay, vẫn còn nhiều cấp ủy buông lỏng công tác lãnh chỉ đạo, coi nhẹ vai trò của công tác kiểm tra, giám sát trong đảng nên dẫn đến những vụ việc vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Cá biệt, có tổ chức đảng chỉ coi trọng việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà lơ là công tác đảng, coi nhẹ vai trò tổ chức đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Thứ ba là về cán bộ làm công tác đảng nói chung và công tác kiểm tra, giám sát nói riêng.

Số lượng văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra giám sát, các quy trình nhỏ trong từng nội dung, từng lĩnh vực nhiều; để áp dụng đúng, chuẩn, đầy đủ theo quy trình hướng dẫn cần thường xuyên cập nhật, thường xuyên áp dụng trong thực tiễn, điều này đòi hỏi thời gian tương đối lớn dành cho công tác đảng, mà cán bộ làm công tác đảng tại các đơn vị cơ sở đa phần là cán bộ chuyên trách, nhiệm vụ chuyên môn chiếm phần lớn thời gian nên thời gian dành cho công tác đảng chủ yếu làm thêm ngoài giờ, dẫn đến chất lượng công tác tham mưu chưa thực sự cao, còn hạn chế.

Đối với Đảng bộ các KCN tỉnh, chi bộ trực thuộc có các đặc thù rất khác nhau, nên việc áp dụng kinh nghiệm từ chi bộ này sang chi bộ kia còn hạn chế, các chi bộ phải tự tìm phương pháp sinh hoạt, kiểm tra giám sát phù hợp với đặc thù của chi bộ mình nên hiệu quả công tác tự kiểm tra, giám sát tại chi bộ trực thuộc chưa thực sự cao.

Thứ tư là về chế độ đối với cán bộ làm công tác đảng nói chung và công tác kiểm tra giám sát nói riêng. Chủ nhiệm UBKT cơ sở không có phụ cấp; cấp ủy viên chi bộ trực thuộc không có phụ cấp, trong khi đó đối với các chi bộ trực thuộc, thường cấp ủy viên sẽ được giao phụ trách công tác kiểm tra giám sát của chi bộ, khối lượng công việc nhiều, làm công tác đảng chủ yếu làm ngoài giờ, nên gây tâm lý băn khoăn, so sánh làm công tác đảng với công tác đoàn thể trong một bộ phận cấp ủy viên chi bộ trực thuộc.

Bên cạnh đó là mối quan hệ giữa tổ chức đảng và lãnh đạo doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp FDI, lãnh đạo doanh nghiệp tạo điều kiện cho chi bộ hoạt động chủ yếu là về mặt thời gian (nếu có), hỗ trợ kinh phí để chi bộ hoạt động hầu như không có nên phần nào đó cũng làm giảm động lực, tâm huyết cống hiến cho tổ chức đảng của đảng viên, đặc biệt là các cấp ủy viên phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Từ đó, xác định 04 nhóm nhiệm vụ đặt ra cho công tác KTGS như sau:

- Về hiện thực hóa các quy định vào thực tiễn hoạt động tại tổ chức đảng:

+ Nghiên cứu giải pháp cụ thể hóa các quy định của đảng thành các tài liệu mẫu áp dụng tại các tổ chức đảng, đặc biệt là chi bộ trực thuộc.

+ Nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, lồng ghép lý thuyết và thực tế phát sinh để đưa công tác kiểm tra, giám sát vào thực tiễn hoạt động của tổ chức đảng.

+ Xây dựng các nội dung mẫu, các hướng dẫn chung có thể áp dụng được cho các tổ chức đảng để các tổ chức cơ sở chủ động áp dụng triển khai thực hiện.

+ Áp dụng khoa học công nghệ vào triển khai các văn bản, quy định của đảng.

- Về công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy các cấp:

+ Nghiên cứu đề ra các giải pháp đưa việc học tập, quán triệt quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát thành nội dung chỉ đạo thường xuyên trong các buổi sinh hoạt định kỳ của đảng ủy, chi ủy, chi bộ.

+ Định hướng nội dung kiểm tra, giám sát đa dạng, phù hợp thực tế của từng giai đoạn phát triển.

- Về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức của đảng viên trong công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là bộ phận tham mưu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát cho cấp ủy cơ sở, UBKT cấp cơ sở.

+ Lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực phù hợp thực hiện nhiệm vụ.

+ Chú trọng việc cử cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát trong đảng.

+ Tạo điều kiện về thời gian làm công tác đảng cho cán bộ cấp ủy, UBKT cơ sở, đặc biệt là đảng viên kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau về mặt chuyên môn, đoàn thể.

+ Làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên khích lệ kịp thời đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ Xây dựng mối quan hệ gắn bó với lãnh đạo doanh nghiệp có tổ chức cơ sở đảng để thường xuyên nắm bắt được tình hình hoạt động của chi bộ trực thuộc, có sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

- Về chế độ, chính sách liên quan đến tài chính:

Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các cấp ủy đảng cấp trên có những quy định hợp lý tạo điều kiện cho đảng viên yên tâm làm công tác đảng.

Trao đổi, gặp gỡ chủ doanh nghiệp, đề nghị chủ doanh nghiệp ủng hộ việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp cả về thời gian, kinh phí, con người.

Bài 2: Giải pháp thực hiện các nhiệm vụ cơ bản trong nâng cao chất lượng công tác KTGS (tiếp theo)

Lượt xem: 7
Tác giả: Tiếp Hà
Nguồn:Văn phòng Đảng ủy Sao chép liên kết
Tin tiêu điểm
Bản đồ các KCN tỉnh Phú Thọ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 451
Hôm qua : 594