• :
  • :
Trang thông tin điện tử Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ - Đường dây nóng: 0210.3843021

Đẩy mạnh triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái

Ngày 12/4, tại TPHCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) phối hợp tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu" từ nguồn viện trợ của Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO).

 

 Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ kế hoạch và Đầu tư biểu tại Hội nghị

 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu" được phê duyệt và triển khai thực hiện từ tháng 5/2020 đến nay với nhiều hoạt động liên quan thực hiện tại Bộ KH&ĐT và các địa phương, trong đó tập trung thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp (KCN) tại các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Nai và Cần Thơ.

Trong quá trình triển khai, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch Covid nhưng đến nay, về cơ bản Dự án đã hoàn thành các mục tiêu đề ra ban đầu. Cụ thể là: Khuyến khích phát triển và lồng ghép Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) trong thể chế, chính sách; Xác định và triển khai thực hiện các cơ hội KCNST nhằm đem lại lợi ích môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội cho doanh nghiệp trong các KCN, với sự hỗ trợ của SECO, UNIDO và các tổ chức quốc tế, các bộ ngành trung ương, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, mô hình này đã được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, cao nhất là ở cấp Nghị định của Chính phủ (trước đây là Nghị định 82/2018/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định số 35/2022/NĐ-CP).

Với những kết quả đạt được, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình lấy ý kiến tham vấn Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 35/2022/NĐ-CP, trong đó áp dụng thử nghiệm bộ 23 chỉ số khu công nghiệp sinh thái của Việt Nam. Đồng thời tiến tới việc xây dựng Luật Khu công nghiệp, Khu kinh tế dự kiến thực hiện vào năm 2025.

Đến nay, Dự án đã hỗ trợ được 90 doanh nghiệp với 663 giải pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) tại 3 khu công nghiệp Hiệp Phước (TP.HCM), Amata (Đồng Nai) và Đình Vũ (Hải Phòng), trong đó 217 giải pháp đã được thực hiện góp phần tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, giảm phát thải CO2 và đem lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, Dự án cũng đã đề xuất thực hiện 41 giải pháp cộng sinh công nghiệp, 13 cơ hội cộng sinh công nghiệp đô thị cho 5 khu công nghiệp (Hiệp Phước, Amata, Đình Vũ, Hòa Khánh và Trà Nóc) với 18 trường hợp có tính khả thi cao, góp phần tối ưu hóa việc tái sử dụng chất thải, cụ thể hóa việc thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Đặc biệt, việc chuyển đổi từ khu công nghiệp thông thường sang mô hình khu công nghiệp sinh thái không chỉ dừng lại ở các khu công nghiệp được thí điểm mà đã được lan tỏa sang các khu công nghiệp khác với nguồn vốn tự thực hiện từ khu vực tư nhân.

Chẳng hạn như khu công nghiệp Nam Cầu Kiền ở Hải Phòng, các khu công nghiệp của Tập đoàn Becamex; các khu công nghiệp xanh, tiết kiệm năng lượng của tập đoàn VSIP,.....

Đồng thời, các địa phương đã coi mô hình khu công nghiệp sinh thái là xu hướng phát triển tất yếu các khu công nghiệp trong thời gian tới, lồng ghép việc phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, từ đó, thể hiện cam kết mạnh mẽ của địa phương trong việc phát triển kinh tế cân bằng với đảm bảo yếu tố môi trường và xã hội.

Đoàn công tác Ban quản lý các KCN Phú Thọ tham dự Hội thảo

Nguồn: Phòng Quản lý Đầu tư và Xây dựng

Lượt xem: 51
Tác giả: Bùi Văn Tiến
Nguồn:Phòng Quản lý Đầu tư và Xây dựng Sao chép liên kết
Tin tiêu điểm
Bản đồ các KCN tỉnh Phú Thọ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 203
Hôm qua : 625