Mỹ và Ấn Độ dẫn đầu về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Nước Mỹ là quốc gia dẫn đầu về cắt giảm khí thải, dự kiến sẽ cắt giảm 2 gigaton lượng khí thải của nước này vào năm 2030; Ấn Độ đứng thứ hai, với 1,4 gigaton lượng khí thải cắt giảm.
Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên các mái che sân ga như một phần của dự án đường sắt xanh tại Chennai, Ấn Độ.
Mỹ và Ấn Độ là hai quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm lượng khí thải carbon kể từ Thỏa thuận Paris năm 2016.
Theo nghiên cứu Climate Action Tracker của tờ Guardian, trong 9 năm qua, các quốc gia thuộc nhóm G20 đã cùng nhau đưa ra các chính sách có khả năng giảm lượng khí thải CO2 xuống 6,9 gigaton vào năm 2030.
Các chính sách này gồm có việc đầu tư vào năng lượng tái tạo và loại bỏ dần các nhà máy điện gây ô nhiễm cao.
Đây là một sự cải thiện đáng kể so với dự báo năm 2015, cho thấy hội nghị của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) đã có một số tác động trong việc giảm thiểu các mối nguy hiểm về khí hậu mà thế giới phải đối mặt.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng những điều này vẫn chưa đủ để tránh những tác động thảm khốc của khí hậu, khi lượng khí thải toàn cầu vẫn được dự báo sẽ tăng 2,7 độ C vào cuối thế kỷ, vượt xa mục tiêu của Thỏa thuận Paris là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C hoặc 2 độ C.
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden là quốc gia dẫn đầu về cắt giảm khí thải, với các chính sách như Đạo luật Giảm lạm phát dự kiến sẽ cắt giảm 2 gigaton lượng khí thải của nước này vào năm 2030.
Ấn Độ đứng thứ hai, với 1,4 gigaton cắt giảm. Tuy nhiên, mối lo ngại đang ngày càng gia tăng, do có khả năng Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đảo ngược các chính sách về khí hậu khi ông trở lại Nhà Trắng vào đầu năm sau.