Ban hành Nghị định quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

Ngày 28/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2022 và thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ.

Nghị định gồm 08 Chương, 76 Điều, quy định những vấn đề chung; đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế; chính sách phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; một số loại hình khu công nghiệp và khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị; hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; và điều khoản thi hành.

Trong đó, về việc đầu tư hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, Nghị định 35/2022/NĐ-CP bãi bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Theo đó, khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền: 

a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

b) Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Bên cạnh đó, Nghị định 35/2022/NĐ-CP cũng hoàn thiện điều kiện đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (tỷ lệ lấp đầy, quy mô khu công nghiệp, năng lực của nhà đầu tư và một số điều kiện khác) trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư nhằm đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của dự án hạ tầng khu công nghiệp.

Ngoài ra, Nghịđịnhđã bổ sung Nghịđịnh 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Đầu tư như sau:Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 131 như sau: "1a. Phụ lục II và Phụ lục III của Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021".

TạiĐiều 72 Nghịđịnh cũngđã bổ sung Nghịđịnh 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 30 như sau:

"6a. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các trách nhiệm sau đây:

a) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế;

b) Tổ chức thực hiệnđăng ký nội quan lao động;

c) Nhận báo cáo kết quảđào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm;

d) Nhận thông báo tổ chức làm thêm giờ từ 200 đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp"

TạiĐiều 73 Nghịđịnhđã sửa đổi, bổ sung Nghịđịnh 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều củaBộ Luật lao động vềđiều kiện lao động và quan hệ lao động như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

"Định kỳ 6 tháng (trước ngày 05/6) và hằng năm (trước ngày 05/12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghịđịnh này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghịđịnh này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tếngười sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầyđủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghịđịnh này".

2. Sửa đổi, bổ sungkhoản 2 Điều 31 như sau:

"Định kỳ 6 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghịđịnh này, gửi Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế nới doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáoSở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tếnơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bànđó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20/6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20/12"./.

Nguồn:Văn phòng

Lượt xem: 993
Tác giả: Nguyễn Việt Dũng
Nguồn:Văn phòng Ban (biên tập) Sao chép liên kết
Tin tiêu điểm
Bản đồ các KCN tỉnh Phú Thọ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 127
Hôm qua : 1.859